Xem kết quả online
Xem kết quả online
  • English

Glucose

Định nghĩa: Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày.

-Giá trị tham chiếu: 3.9 – 5.5 mmol/L

  • Khi nồng độ glucose giảm xuống thấp được coi là hạ đường huyết

Nguyên nhân:

– Dùng quá nhiều insulin

– Không ăn đủ lượng carbohydrates so với lượng insulin đang dùng dùng.

– Thời điểm dùng insulin.

– Số lượng và thời gian của hoạt động thể chất.

– Uống rượu.

– Khẩu phần ăn không hợp lý.

– Thời tiết nóng ẩm.

– Thay đổi độ cao.

– Bước qua tuổi dậy thì.

– Hành kinh.

Bệnh lý:

– Rối loạn chức năng não: Đường huyết thấp ảnh hưởng đến hoạt động của não, gây lú lẫn, mất ý thức, và co giật.

– Tăng nguy cơ tai nạn: Do các triệu chứng như chóng mặt, mất tập trung, và nhịp tim nhanh, người bị hypoglycemia có nguy cơ cao gặp tai nạn.

– Tổn thương não: Trong trường hợp nặng và kéo dài, hypoglycemia có thể gây tổn thương não vĩnh viễn. – Nguy hiểm đến tính mạng: Nếu không được điều trị kịp thời, hypoglycemia có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

  • Khi nồng độ glucose tăng cao được coi là tăng đường huyết

Nguyên nhân:

– Không cung cấp đủ insulin (đái tháo đừng type 1)

– Cơ thể có thể có đủ insulin, nhưng nó không hiệu quả như mong muốn (đái tháo đừng type 2)

– Ăn nhiều hoặc ít tập thể dục.

– Căng thẳng do bệnh, cảm lạnh hoặc cúm.

– Căng thẳng khác về vấn đề xã hội như xung đột gia đình, học tập, tình cảm.

Bệnh lý:

– Bệnh tiểu đường (Diabetes mellitus)

– Bệnh thận tiểu đường (Diabetic nephropathy)

– Bệnh võng mạc tiểu đường (Diabetic retinopathy): Tổn thương mạch máu trong võng mạc mắt, có thể dẫn đến mù lòa.

– Bệnh thần kinh tiểu đường (Diabetic neuropathy): Tổn thương thần kinh, thường xảy ra ở chân và tay, gây đau và mất cảm giác.

– Bệnh tim mạch: Đường huyết cao làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên.

– Nhiễm trùng: Người có đường huyết cao dễ bị nhiễm trùng, vì hệ miễn dịch bị suy yếu.