Xem kết quả online
Xem kết quả online
  • English

Albumin

1. Định nghĩa

Định lượng Albumin trong máu là một trong những xét nghiệm quan trọng trong các xét nghiệm sinh hóa khi kiểm tra sức khỏe.

Những người bị nghi ngờ mắc bệnh gan, đa u tủy xương, bệnh thận, suy kiệt sức khỏe,… thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm định lượng Albumin huyết thanh. 

2. Dải tham chiếu

  • Trẻ 0 – 4 tháng tuổi: nồng độ Albumin là 2,0 – 4,5 g/dL; 
  • Trẻ 4 – 16 tháng tuổi: nồng độ Albumin là 3,2 – 5,2 g/dL; 
  • Người lớn trên 16 tuổi: nồng độ Albumin là 3,5 – 4,8 g/dL hay (35 – 48 g/L). 

3. Nguyên nhân, bệnh lí khi kết quả bất thường

  • Định lượng Albumin giảm: Do bệnh ở gan (nghiện rượu, viêm gan, xơ gan), đái tháo đường, bệnh thận, sốc, suy dinh dưỡng, viêm, đặc biệt là sau phẫu thuật. Các tình trạng sức khỏe như bị bỏng, bệnh về đường ruột gây mất protein, bệnh đường tiết niệu, ung thư hạch bạch huyết Hodgkin, nhược giáp, suy tim, đa u tủy xương, bệnh rối loạn tự miễn như lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp,… cũng có thể làm giảm nồng độ Albumin trong máu, kể cả khi bệnh nhân ăn uống đầy đủ chất đạm.
  • Định lượng Albumin cao: Do mất nước, viêm tụy cấp, có thai, chế độ dinh dưỡng giàu đạm, buộc garo lâu hoặc có hiến máu, xét nghiệm máu thời gian gần đây. 

4. Yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ Albumin trong máu 

  • Buộc garo lâu có thể tăng chỉ số Albumin khi xét nghiệm; 
  • Lấy mẫu máu ở gần vị trí đang truyền dịch có thể dẫn tới mức độ Albumin thấp hơn thực tế; 
  • Khi có thai, nồng độ Albumin máu trong máu giảm đi, nồng độ Globulin tăng lên; 
  • Sử dụng thuốc làm tăng nồng độ Albumin: Steroid đồng hóa, thuốc kháng viêm chứa steroids, dextran, androgen, thuốc bổ sung hormone tăng trưởng, insulin, progesterone và phenazopyridine,… 
  • Sử dụng thuốc làm giảm nồng độ Albumin: estrogen, thuốc bổ sung ion amoni, thuốc gây độc cho gan và thuốc uống tránh thai; 
  • Bệnh nhân bị mất nước thường bị tăng nồng độ Albumin.