Xem kết quả online
Xem kết quả online
  • English

Xét nghiệm PSA

1. Định nghĩa

Xét nghiệm PSA chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt  

2. Dải tham chiếu

Chỉ số bình thường trong khoảng từ 0 – 4 ng/ml. Nếu nồng độ của PSA trong máu tăng, người bệnh có thể bị ung thư tuyến tiền liệt. 

3. Ý nghĩa của chỉ số PSA 

 Nếu người bệnh ở độ tuổi từ 45-75 

  • Chỉ số PSA dưới 1 ng/mL và kết quả thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE) bình thường: Tuyến tiền liệt vẫn khỏe mạnh, nên xét nghiệm sau mỗi 2-4 năm. 
  • Chỉ số PSA từ 1-3 ng/mL và kết quả thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE) bình thường: Tuyến tiền liệt tạm ổn, nên xét nghiệm lại sau mỗi 1-2 năm. 
  • Chỉ số PSA lớn hơn 3 ng/mL hoặc kết quả thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE) bất thường: Tuyến tiền liệt có vấn đề, nên xét nghiệm bổ sung hoặc sinh thiết. 

Nếu người bệnh trên 75 tuổi 

  • Chỉ số PSA dưới 4 ng/mL và kết quả thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE) bình thường: Sức khỏe tuyến tiền liệt ổn định, nên lặp lại xét nghiệm sau mỗi 1-4 năm. 
  • Chỉ số PSA lớn hơn 4 ng/mL hoặc kết quả thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE) bất thường: Tuyến tiền liệt không khỏe, nên xét nghiệm bổ sung hoặc sinh thiết. 

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PSA 

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 
  • Vận động mạnh: Người được chỉ định làm PSA không nên tập thể dục, vận động mạnh trong 48 giờ trước khi thực hiện để tránh ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả. 
  • Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục cũng có ảnh hưởng đến kết quả PSA. Không nên quan hệ tình dục dẫn đến xuất tinh trong vòng 48 giờ, không quan hệ tình dục qua đường hậu môn, không kích thích tuyến tiền liệt… trước khi xét nghiệm. 
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt 
  • Thuốc: Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng phì đại tuyến tiền như thuốc ức chế 5-alpha-reductase, có thể làm giảm PSA và cho kết quả xét nghiệm không chính xác. 

5. Các xét nghiệm hoặc phẫu thuật khác 

Ngoài xét nghiệm PSA để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ còn có thể chỉ định một số xét nghiệm bổ sung dưới đây: 

  • Tốc độ PSA: Tốc độ PSA tăng nhanh, liên quan nguy cơ và tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt. 
  • Tỷ lệ PSA tự do: Tỷ lệ giữa PSA tự do và PSA toàn phần giúp đánh giá chính xác hơn về nguy cơ ung thư. Theo đó, nếu tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn phần ≤ 0,15, nguy cơ ung thư cao hơn. 
  • Mật độ PSA: Nếu mật độ của PSA trong mỗi thể tích mô tuyến tiền liệt tăng thì nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng. Để đo mật độ PSA thường cần chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm tuyến tiền liệt qua trực tràng.