1.Định nghĩa
Xét nghiệm LH là một xét nghiệm để đánh giá sự hoạt động của hệ thống sinh sản cơ thể nam và nữ
2. Dải tham chiếu
Nồng độ LH ở người trưởng thành thay đổi theo giới nam và nữ. Đặc biệt, nồng độ LH ở nữ giới còn thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt:
– Nam giới: 1,7 – 8,6 mIU/mL.
– Giai đoạn thể nang: 2.4 – 12.6 mIU/mL.
– Đỉnh rụng trứng: 14.0 – 95.6 mIU/ml.
– Giai đoạn hoàng thể 1.0 – 11.4 mIU/mL.
– Giai đoạn mãn kinh: 7.7 – 58.5 mIU/mL.
3. Bệnh lí khi nồng độ LH tăng quá cao
Sự tăng LH quá mức có thể coi là dấu hiệu cảnh báo vô sinh. LH cao có thể do tinh hoàn giảm sản xuất testosterone hoặc buồng trứng giảm sản xuất steroid. Tình trạng này thường gặp khi bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm hoặc suy tinh hoàn sớm.
Nồng độ LH tăng cao cũng cảnh báo nguy cơ mắc buồng trứng đa nang. Đây là một hội chứng khá phổ biến ở phụ nữ và gây giảm chức năng sinh sản.
Bên cạnh đó, LH cao cũng là dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh lý di truyền như hội chứng Klinefelter ở nam giới và hội chứng Turner ở nữ giới.
4. Bệnh lí khi nồng độ LH quá thấp
Nếu nồng độ LH quá thấp sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. Hàm lượng không đủ dẫn đến việc giảm kích thích sản sinh ra các hormone sinh dục. Từ đó có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì và khó thụ tinh.
Phụ nữ nếu nồng độ LH quá thấp dẫn đến việc khó rụng trứng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, vô kinh.