Xem kết quả online
Xem kết quả online
  • English

Xét nghiệm Prolactin

1.Định nghĩa

Prolactin (được viết tắt là PRL) là một hormone được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên, một cấu trúc nhỏ nằm ở phần dưới cùng của não. Vai trò chính của prolactin là thúc đẩy sự phát triển của tuyến vú, đồng thời kích thích quá trình tạo sữa ở phụ nữ mang thai.  

    2. Dải tham chiếu:

    Bình thường, nồng độ ở người khỏe mạnh sẽ dao động ở các chỉ số như sau: 

    • Nữ giới không mang thai: < 25 ng/mL 
    • Nữ giới đang mang thai: từ 34 đến 386 ng/mL 
    • Nam giới: < 15 ng/mL 

    3. Bệnh lí khi tăng prolactin

    • Đối với phụ nữ: Mức prolactin cao làm ảnh hưởng đến việc sản xuất các hormone khác, ví dụ như làm giảm sản xuất hai nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone. Điều này có thể làm thay đổi hoặc ngừng quá trình rụng trứng dẫn đến kinh nguyệt không đều, khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn hoặc đôi khi sẽ gặp hiện tượng chảy sữa ngoài thai kỳ. Bên cạnh đó cũng có vài trường hợp, người phụ nữ có mức prolactin cao nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. 
    • Đối với nam giới:  Có thể gây xuất huyết, rối loạn cương dương và giảm ham muốn. Tình trạng này nếu không được điều trị sẽ làm cho lượng tinh trùng được tạo ra ít hơn hoặc có thể không có tinh trùng dẫn tới vô sinh. 

    – Nồng độ prolactin cao là tình trạng thường gặp trong quá trình mang thai và sau khi sinh trong thời kỳ cho con bú, đó là hiện tượng bình thường, không phải bệnh lý.  

    4. Một số nguyên nhân gây nên tăng nồng độ prolactin ở người bình thường:  

    • Xuất hiện khối u ở tuyến yên (prolactinoma) làm gia tăng sản xuất và bài tiết prolactin.  
    • Rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, vô sinh ở phụ nữ. 
    • Bệnh đa nang buồng trứng. 
    • Suy giáp hoặc gặp các vấn đề bất thường ở vùng dưới đồi như viêm não, bệnh u hạt, ung thư, hố yên rỗng. 
    • Suy thận: do làm giảm thoái hóa và đào thải hormone. 
    • Bệnh lí não gan gây tổn thương các vùng sản xuất  dopamine(yếu tố ức chế prolactin) ở hạ đồi. 
    • Sử dụng một số thuốc như  thuốc điều trị tăng huyết áp (methyldopa), thuốc có chất gây nghiện opiats (codein, morphin), thuốc chống nôn (metoclopramide), thuốc ức chế thụ thể H2 trong điều trị dạ dày. 
    • Do các chấn thương, co giật hoặc hút cần sa cũng có thể làm tăng nồng độ hormone. 
    • Tinh thần căng thẳng hoặc sau khi tập thể dục. 

    Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác như: ăn nhiều thịt, sau khi quan hệ tình dục, nữ giới sau khi massage ngực, kích thích tuyến vú,…Ngoài ra, nồng độ prolactin cũng tăng lên trong khi ngủ.