1.Định nghĩa
Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Hepatitis C (HCV). Virus này xâm nhập vào tế bào gan rồi làm cho tế bào gan bị phá hủy khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn. Bệnh có thể lây nhanh qua đường tình dục, đường máu hoặc lây từ mẹ sang cho con.
Khi không được điều trị kịp thời, viêm gan C có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hại:
– Viêm gan cấp, viêm gan mạn tính tác động xấu đến chức năng gan.
– Xơ gan khiến cho chức năng gan bị suy giảm trầm trọng và biến chứng hôn mê gan, chảy máu đường tiêu hóa,…
– Tiến triển bệnh ung thư gan (có khoảng 25% bệnh nhân viêm gan C mạn tính đối mặt với nguy cơ này).
– Gây tử vong cho khoảng 1 – 5% người nhiễm bệnh.
Bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm là máu của bệnh nhân để thực hiện xét nghiệm Anti HCV. Để thực hiện xét nghiệm này, kỹ thuật viên y tế sẽ lấy máu từ tĩnh mạch cánh tay để gửi đến phòng xét nghiệm và trả kết quả trong khoảng 2.5 giờ. Lưu ý, bệnh nhân không cần nhịn ăn khi thực hiện xét nghiệm này.
Kết quả Anti Negative: Đưa ra kết quả âm tính với Anti HCV, cơ thể không có kháng thể virus và chưa có tiền sử nhiễm viêm gan C.
Kết quả Anti Positive: Xét nghiệm dương tính với virus viêm gan C, cơ thể xuất hiện kháng thể kháng virus HCV. Kết quả này có thể xuất hiện 2 trường hợp, đang mắc viêm gan C hoặc từng mắc viêm gan C cấp tính nhưng đã tự khỏi. Khi gặp trường hợp này, cần tiến hành kiểm tra HCV RNA để kiểm tra tình trạng hoạt động của virus trong cơ thể.
3. Trường hợp nào cần xét nghiệm Anti HCV?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, những người ở độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và thai phụ nên tầm soát viêm gan C. Điều đó sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, đặc biệt với thai phụ sẽ giúp giảm nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra những trường hợp khác nên thực hiện xét nghiệm viêm gan C như sau: