Nhóm máu hệ ABO là một trong hai hệ nhóm máu quan trọng nhất trong hoạt động truyền máu. Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 45%, nhóm B khoảng 30%, nhóm A khoảng 20% và nhóm AB khoảng 5%.
1. Nhóm máu ABO là gì?
1.1 Nhóm máu A
Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên tế bào hồng cầu, và kháng thể B (chống lại kháng nguyên B) trong huyết thanh. Vì vậy, người có nhóm máu A có thể:
1.2 Nhóm máu B
Nhóm máu B được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu và kháng thể A (chống lại kháng nguyên A) trong huyết thanh. Vì vậy, người có nhóm máu B có thể:
1.3 Nhóm máu AB
Khác với nhóm máu O, nhóm máu AB không phổ biến, được đặc trưng bởi có cả hai kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương. Vì vậy, người có nhóm máu AB có thể:
1.4 Nhóm máu O
Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất, không có kháng nguyên A và cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết thanh. Vì vậy, người có nhóm máu O có thể:
2. Kết quả xét nghiệm có nghĩa là gì?
Nhóm máu được di truyền theo định luật Mendel. Mỗi nhóm máu thuộc hệ thống ABO đều được quy định bởi các gen đặc trưng mang tính trội (gen trội) hoặc tính lặn (gen lặn). Sự kết hợp giữa các gen lặn và gen trội sẽ quy định nhóm máu đặc trưng của mỗi người: có 2 gen trội quy định tính trạng nhóm máu, đó là gen A và gen B; có 1 gen lặn quy định tính trạng nhóm máu, đó là gen O:
Do đó, sự kết hợp giữa người bố mang nhóm A, mẹ mang nhóm máu B có thể sinh ra con mang nhóm máu AB.
Dưới đây là sơ đồ về cơ chế di truyền của nhóm máu ABO: