Xem kết quả online
Xem kết quả online
  • English

Đau Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Hiệu Quả 

Đau dạ dày là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách đối phó với nó, bài viết này sẽ đi sâu vào nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp điều trị đau dạ dày một cách chi tiết. 

1. Đau dạ dày là gì? 

Đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp bao gồm các vấn đề về dạ dày: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,…  

Có 3 vị trí phổ biến mà người mắc chứng đau dạ dày cần quan tâm: 

  • Đau vùng thượng vị: Là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng. 
  • Đau vùng bụng giữa: vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn. Nơi đây chứa nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,… 
  • Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi,… 
Đau dạ dày gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người bệnh
Đau dạ dày gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người bệnh (Hình minh họa)

2. Nguyên Nhân Gây Đau Dạ Dày 

Theo các nghiên cứu khoa học, đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân gây nên bệnh lý này thường phụ thuộc nhiều vào thói quen sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể có thể điểm lại một số nguyên nhân gây đau dạ dày sau đây: 

2.1 Do vi sinh vật 

Nhiều loại vi khuẩn, nấm gây nên tình trạng viêm loét dạ dày gây đau, xuất huyết. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn HP, viết tắt từ Helicobacter pylori. Nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP nhưng không bị loét dạ dày. Việc uống nhiều rượu bia, ăn đồ độc hại sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và gây hại dạ dày. 

Vi khuẩn HP gây ra đau dạ dày 
Vi khuẩn HP gây ra đau dạ dày (Hình minh họa)

2.2 Do thói quen ăn uống 

Thói quen ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng viêm loét dạ dày. Những người có thói quen xấu trong ăn uống thường mắc phải bệnh liên quan đến dạ dày: 

  • Ăn uống không điều độ, đúng giờ, ăn quá khuya. 
  • Ăn quá no hoặc để bụng quá đói. 
  • Ăn nhiều đồ chua, đồ cay nóng, chiên rán. 
  • Vừa ăn vừa làm những việc khác như xem tivi, đọc sách, chơi game, học bài,… 
  • Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn, ôi thiu, hư hỏng,… 
  • Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích. 

2.3 Yếu tố tâm lý 

Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét. 

2.4 Do bệnh lý

Một số bệnh lý đường tiêu hóa gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày như: viêm hoặc ung thư tuyến tụy, túi mật, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,… Ngoài ra, đau dạ dày còn có thể là hậu quả của các bệnh lý tại tuyến giáp do tuyến này điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày. 

2.5 Do dùng thuốc 

Các thuốc kháng viêm không chứa steroid và thuốc kháng sinh liêu cao gây ức chế hệ vi sinh vật có hại trong dạ dày. Dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn như:viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,….  

3. Triệu Chứng Đau Dạ Dày 

Một số triệu chứng phổ biến thường gặp của người bị đau dạ dày:

Đau bụng vùng thượng vị: Đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất. Người bệnh thường bị đau rát vùng thượng vị, đôi khi tức ngực. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể bị nhầm lẫn với 1 số bệnh lý khác tại vùng tương ứng. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể đau vùng giữa bụng hoặc bên trái. 

Buồn nôn: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương thì dạ dày sẽ bị kích thích, bệnh nhân luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu.  

Ợ chua: Một số nguyên nhân làm dạ dày tăng tiết dịch sẽ làm mất cân bằng pH dạ dày, dẫn đến chứng trào ngược thực quản gây nên ợ chua. 

Chán ăn: Khi dạ dày không hoàn thành nhiệm vụ của mình, người bệnh sẽ không có cảm giác đói. Điều đó khiến người bệnh cảm thấy chán ăn và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, lâu dần gây suy nhược cơ thể. 

Xuất huyết tiêu hóa: Các trường hợp viêm loét dạ dày nặng sẽ gây xuất huyết dạ dày. Biểu hiện là nôn ra máu tươi, phân màu cà phê,… Đây là một dấu hiệu cảnh báo sự nghiêm trọng của chứng đau dạ dày mà bạn không nên xem thường. 

Khi có các triệu chứng điển hình của chứng đau và viêm loét dạ dày, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị sớm. Việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. 

Cần đi khám khi có các dấu hiệu điển hình của bệnh dạ dày
Cần đi khám khi có các dấu hiệu điển hình của bệnh dạ dày (Hình minh họa)

4. Cách Điều Trị Đau Dạ Dày Hiệu Quả 

Thay đổi chế độ ăn uống: 

  • Tránh ăn thức ăn cay, chua và chất kích thích như rượu, cà phê. 
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn. 
  • Tránh ăn quá no và không nằm ngay sau khi ăn. 

Quản lý căng thẳng: 

  • Thực hành yoga, thiền định hoặc các bài tập thở để giảm căng thẳng. 
  • Duy trì cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. 

Theo dõi và tư vấn y tế: 

  • Nếu triệu chứng không cải thiện sau một thời gian điều trị, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra thêm. 

Đau dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu bạn hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của nó. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày của bạn.  

Đăt lịch đăng ký để thăm khám và xét nghiệm HP dạ dày tại SBB Healthcare. Nếu có vấn đề về sức khỏe cần tư vấn hãy liên hệ vào số hotline để SBB hỗ trợ bạn nhanh nhất. 

Phòng khám Đa khoa SBB

Hotline: 0982 072 499