Xem kết quả online
Xem kết quả online
  • English

Fibrinogen

Fibrinogen là một loại protein được tổng hợp từ gan, bản chất là một Glycoprotein có trọng lượng phân tử 340.000. Đây là chất có mặt trong  huyết tương, có vai trò là một yếu tố đông máu rất cần thiết cho sự hình thành cục máu đông.  

– Dải tham chiếu: Bình thường Fibrinogen trong huyết tương có nồng độ 200-400 mg/dL. 

– Nguyên nhân và bệnh lý: 

Các nguyên nhân có thể kể đến gây tăng nồng độ fibrinogen trong máu như: 

  • Nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh viêm mạn tính. 
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến khối u, u lympho. 
  • Mắc các bệnh tự miễn. 
  • Bệnh lý về thận như hội chứng thận hư. 
  • Nhồi máu cơ tim cấp, bệnh mạch vành. 
  • Đột quỵ. 
  • Chấn thương 
  • Phụ nữ mang thai. 
  • Giai đoạn người bệnh sau phẫu thuật.  

Khi lượng fibrinogen trong máu tăng có thể tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch từ đó có tăng nguy cơ về các bệnh lý tim mạch.  

Nồng độ fibrinogen trong máu giảm sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành cục máu đông hay nói chung ảnh hưởng đến quá trình đông máu, cầm máu của cơ thể. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm fibrinogen như: 

  • Mắc các bệnh lý gan nặng, gây giảm tổng hợp. 
  • Mắc hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC). 
  • Các bệnh lý liên quan đến cục máu đông, huyết khối. 
  • Sử dụng các thuốc gây tiêu fibrin. 
  • Mắc bệnh lý giảm fibrinogen trong máu bẩm sinh: đây là dạng bệnh lý hiếm gặp, người bệnh từ khi sinh ra không sản xuất đủ lượng fibrinogen. 
  • Mắc bệnh lý không có fibrinogen trong máu bẩm sinh: bệnh lý này rất hiếm gặp, người bệnh từ khi sinh ra đã mất khả năng tổng hợp fibrinogen. 
  • Rối loạn chất lượng fibrinogen trong máu bẩm sinh.