Cách dạy con kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống từ mối quan hệ của cha mẹ
Cách dạy con kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống từ mối quan hệ của cha mẹ
Để tương tác với con hiệu quả với tư cách là cha mẹ, một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là duy trì các tương tác và thói quen lành mạnh trong mối quan hệ gia đình. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau không chỉ có lợi cho bố mẹ mà còn mang lại cảm giác an toàn và hạnh phúc cho trẻ.
Mối quan hệ của bạn cũng là một ví dụ điển hình cho con. Từ cha mẹ, con bạn học được cách đối xử với người khác, xử lý sự khác biệt và hình thành những mối quan hệ sâu sắc. Khi bạn và đối tác của mình hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau giải quyết các vấn đề và vượt qua nỗi thất vọng, bạn đang giúp trẻ có những bài học tuyệt vời trong việc xây dựng một mối quan hệ lành mạnh.
Mặc dù thể hiện những bất đồng về cách nuôi dạy trẻ trước mặt con là một điều không khôn ngoan, nhưng trẻ thực sự có thể nhận được bài học khi thấy cha mẹ chúng xử lý những quan điểm khác biệt một cách có tính xây dựng.
Khi bạn xử lý những khác biệt này một cách bình tĩnh và tôn trọng đối phương, bạn đang dạy con mình những kỹ năng giải quyết xung đột vô giá, chẳng hạn như cách xử lý bất đồng và thương lượng thỏa hiệp.
Bạn cũng đang làm mẫu cho con những cách lành mạnh để điều chỉnh cảm xúc bộc phát, chẳng hạn như căng thẳng, tức giận hoặc thất vọng. Hơn nữa, bạn đang cho thấy xung đột không phải là điều đáng sợ hay phải trốn tránh mà là một phần bình thường của bất kỳ mối quan hệ lành mạnh nào.
Giải quyết những xung đột một cách lành mạnh cũng có thể giúp gắn kết bạn và đối tác với nhau chặt chẽ hơn. Khi thấy rằng có thể vượt qua sự khác biệt giữa hai phía mà đối phương vẫn cảm thấy ổn, bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn và an toàn hơn trong mối quan hệ của mình – và điều đó mang lại cảm giác hợp tác, tin tưởng và dễ dàng phối hợp với nhau trong việc nuôi dạy trẻ.
Dưới đây là một số thói quen giúp giải quyết vấn đề lành mạnh mà bạn và đối tác có thể tham khảo khi đối mặt với những bất đồng hoặc xung đột:
Cùng thảo luận – Khi đối mặt với một vấn đề hoặc bất đồng, hãy dành thời gian để thảo luận cùng nhau. Chọn thời điểm khi bạn vừa bình tĩnh vừa có thể lắng nghe với tinh thần cởi mở. Dành thời gian để mỗi người tự bày tỏ quan điểm của mình. Khi đối tác của bạn đang nói, hãy cố gắng thực sự tập trung vào nội dung họ đang nói thay vì nghĩ về những điểm bạn muốn đưa ra.
Giữ tập trung – Giữ cuộc trò chuyện tập trung vào vấn đề đang cần giải quyết. Tránh lôi các chủ đề hoặc sự bất bình khác vào cuộc nói chuyện, chỉ trích hoặc đổ lỗi cho nhau. Thay vào đó, hãy tập trung cùng nhau để giải quyết những khác biệt của hai bạn và đưa ra giải pháp.
Duy trì sự gắn bó – Đối mặt với xung đột đôi khi có thể không thoải mái. Có thể bạn sẽ tạm dừng cuộc trò chuyện và rút lui. Chỉ bằng cách kiên trì, bạn mới có thể đạt được thỏa hiệp từ hai phía. Nếu cần, hãy tạm thời nghỉ ngơi bằng cách nói rằng bạn cần cơ hội để tĩnh tâm và suy nghĩ. Sau đó, quay lại cuộc trò chuyện khi đã sẵn sàng.
Hướng tới sự thấu hiểu – Hãy nỗ lực thực sự để đặt mình vào vị trí của đối phương. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn quan điểm của đối tác. Nó cũng có thể giúp bạn xử lý xung đột giữa cả hai một cách nhạy bén hơn. Khi bạn dành thời gian để đánh giá xem đối tác của mình đang nghĩ gì, bạn có nhiều khả năng sẽ tìm ra cách kết hợp với quan điểm của mình thành một thỏa hiệp để làm hài lòng cả hai. Trong nhiều trường hợp, cùng giải quyết bất đồng sẽ mang lại một môi trường phong phú hơn cho sự phát triển của trẻ.
Tìm kiếm sự cân bằng – Có những trường hợp bạn nhận ra rằng không nên quá chú trọng vào việc đúng sai của vấn đề. Nếu chủ đề gây ra bất đồng là điều mà đối tác của bạn cảm thấy quan tâm, hãy cân nhắc để anh ấy hoặc cô ấy là người đưa ra quyết định. Anh ấy hoặc cô ấy có thể làm điều tương tự đối với bạn khi liên quan đến những chủ đề mà bạn quan tâm. Việc cho và nhận này cho phép bạn “đồng ý giải quyết bất đồng” bằng cách duy trì cảm giác cân bằng và hài hòa trong mối quan hệ.